Mức sống Kinh_tế_Cộng_hòa_Dân_chủ_Nhân_dân_Triều_Tiên

Sự tương phản giữa nông thôn và thành thị ở CHDCND Triều Tiên

Một số nguồn tin cho rằng thu nhập người Triều Tiên chỉ khoảng 1.000 đôla mỗi năm.[11] Lương trung bình cho một người là $47 một tháng.[190] Riêng ở Bình Nhưỡng, tiền lương bình quân của người lao động là 200 USD/tháng và nhà nước cấp nhà, nhu yếu phẩm, quần áo... Học sinh được miễn học phí và người dân được chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí.[191] Tại thủ đô Bình Nhưỡng, trước đây, người dân Bình Nhưỡng được Nhà nước cấp nhà ở và bao cấp về nhu yếu phẩm nhưng nhịp sống ở đây khá chậm, tất cả các cửa hàng hay công ty kinh doanh đều của Nhà nước hoặc hợp tác xã, không có nhiều cửa hàng trên mặt tiền phố, các tòa nhà phần lớn là những chung cư,[167] một căn hộ cao tầng có giá khoảng 10.000-25.000 USD tại các thành phố nhỏ và 50.000-80.000 USD tại Bình Nhưỡng. Những khu bất động sản tốt nhất ở thủ đô còn có giá cao hơn, lên đến 150.000 USD.[192]

Hệ thống cửa hàng phân phối hàng hóa tại Bình Nhưỡng đều của Nhà nước và người dân sử dụng tem phiếu để mua hàng, vẫn có những cửa hàng bán hàng hóa cho người dân nhưng không nhiều, giá cả khá đắt đỏ, một nhà hàng CHDCND Triều Tiên có giá của một phần ăn là 25 USD/người, trong khi tiền lương tháng bình quân của công chức chỉ là 20 USD [167] Tuy vậy, người Triều Tiên yêu thích ẩm thực. Đi ăn ngoài vì thế trở thành phương thức giải trí ưu chuộng đối với người giàu nước này. Một bữa ăn tại nhà hàng cho mỗi người tiêu tốn khoảng 5-15 USD. Đối với người bình thường Triều Tiên thì điều này là rất khó. Tuy vậy, hầu hết các nhà hàng ở Bình Nhưỡng đều rất đông khách.[192]

Một gia đình kiếm được hơn 300-400 USD/tháng đã được coi là khá dư giả. Còn những người thu nhập hàng ngàn USD là giàu có.[192] Có thời gian mặc dù gặp các vấn đề lớn về kinh tế, nhưng chất lượng cuộc sống ở đất nước này đang được cải thiện và mức lương tăng lên đều đặn.[193] Khẩu phần thực phẩm, nhà ở, y tếgiáo dục được cung cấp miễn phí từ nhà nước,[194] CHDCND Triều Tiên là một trong những quốc gia có học thức cao nhất trên thế giới, với một tỷ lệ biết chữ trung bình là 99%[195] việc nộp thuế đã bị bãi bỏ từ ngày 01 tháng 4 năm 1974.[196] Thậm chí cho đến ngày nay khi có thời điểm kinh tế CHDCND Triều Tiên cải thiện, công nhân còn nhận được tiền lương từ Hệ thống phân phối quốc gia[166] Mặc dù bị cấm vận, CHDCND Triều Tiên có một dịch vụ y tế quốc gia và hệ thống bảo hiểm y tế khá tốt.[197] CHDCND Triều Tiên dành 3% tổng sản phẩm quốc nội về chăm sóc sức khỏe. Bắt đầu từ những năm 1950, CHDCND Triều Tiên nhấn mạnh về chăm sóc y tế, và giữa năm 19551986, số lượng bệnh viện đã tăng từ 285 đến 2.401 và số lượng phòng khám từ 1.020 lên 5.644.[198] Có các bệnh viện riêng cho các nhà máy và các mỏ. Kể từ 1979, y học truyền thống được nhấn mạnh nhấn mạnh và đưa vào việc chữa trị nhiều hơn.

CHDCND Triều Tiên từng cung cấp thực phẩm cho người dân và thực phẩm được chia theo khẩu phần. Trong những năm sau này, Hệ thống phân phối lương thực quốc doanh được đưa trở lại hoạt động, hệ thống này phân phối khoảng 0,2 kg gạo, ngô miễn phí mỗi ngày cho cư dân thành phố (dân thành phần chiếm 70% trong tổng số 22 triệu dân của CHDCND Triều Tiên), việc cung cấp khẩu phần lương thực đã bị ngưng hồi nạn đói đầu những năm 1990 đã được đưa trở lại hoạt động. Hệ thống này cung cấp ngô hoặc gạo để người dân nấu cháo, một khẩu phần chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân CHDCND Triều Tiên (có giai đoạn khẩu phần của nhà nước cho mỗi đầu người chỉ còn 200g một ngày).[10] Trước tình hình thất bát mùa màng và nạn đói, trong thập niên 1990, nền nông nghiệp CHDCND Triều Tiên phải dựa nhiều vào viện trợ lương thực bên ngoài để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân.[166] Cho tới thập niên 2010, CHDCND Triều Tiên ngừng nhận viện trợ lương thực vì họ đã sản xuất đủ nhu cầu cho người dân.

Cuộc sống thường ngày của người dân ở Bình Nhưỡng

Năm 2008, Chính quyền CHDCND Triều Tiên đã công bố tài liệu thống kê dân số, đây là lần thống kê thứ hai từ năm 1945 do Triều Tiên hợp tác với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức. Kết quả CHDCND Triều Tiên tự nhận so với 15 năm trước: Dân số tăng từ 21,2 triệu lên 24 triệu (0,86%/năm), vòng đời giảm từ 72,7 còn 69,3 tuổi, gần 85% có nước sạch, 55% có nhà vệ sinh. Về giải quyết chỗ ở, tổng cộng có 5,9 triệu hộ với bình quân mỗi hộ bốn người ở nhà rộng 60 . 36% hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản, 24% hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tỉ lệ biết chữ của người trên 10 tuổi gần 100%. Tỉ lệ vào đại học là 1/7 nam và 1/12 nữ và Triều Tiên thực chỉ có 0,7 triệu quân nhân.[82][199] Trên cơ sở đó, CHDCND Triều Tiên vẫn tự xếp mình đứng thứ 2 (98 điểm) trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc (100 điểm). Tiếp sau đó là Cuba, Iran, và Venezuela. Theo bảng thống kê của CHDCND Triều Tiên thì con rối Hàn Quốc đứng thứ 152 với 18 điểm, còn Đế quốc Mỹ đứng cuối bảng với chỉ 3 điểm.[82][200][201]

Bài chi tiết: Ẩm thực Triều Tiên
Rạp chiếu phim ở CHDCND Triều Tiên

Theo ghi nhận thì thức ăn ở CHDCND Triều Tiên khá hạn chế, thực đơn hằng ngày của hầu hết người dân Triều Tiên đều chủ yếu là ngũ cốcrau, hiếm khi có thịt, chế độ ăn uống đơn điệu, nhiều bữa ăn chỉ có cơm, rau luộc và 1 tô kim chi, phần lớn người dân sống nhờ ngũ cốc và rau, thịt cá có ít trong khẩu phần ăn của họ.[82] Về sinh hoạt công cộng, mặc dù mọi người đều có sử dụng vòi tắm gương sen nhưng việc cung cấp nước nóng cho nhà tắm công cộng là rất hiếm, việc tắm nước lạnh vào mùa đông ở Bình Nhưỡng khi nhiệt độ có thể xuống đến -20 độ C không phải là chuyện hiếm.[82][166]

Cũng ở CHDCND Triều Tiên, có sự chấp nhận một cách miễn cưỡng rằng lực đẩy thị trường có thể đảm bảo cung cho thực phẩm cho mọi người trong khi hệ thống phân phối nhà nước không thể gánh vác được bổn phận này[11] nền kinh tế tự cung tự cấp của CHDCND Triều Tiên không đủ sức đáp ứng các nhu cầu về lương thực và năng lượng cho mọi người dân. Điều này khiến một số người dân phải dựa vào thị trường tư nhân để tìm kiếm nguồn cung các mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, kể từ khi Liên Xô sụp đổ, người dân bắt đầu trao đổi hàng hóa ở chợ đen để lấy thức ăn và các vật phẩm cần thiết, hàng hóa chủ yếu được mua từ Trung Quốc[166] giao dịch chợ đen là nguồn thu nhập phụ cho một phần đáng kể người dân Triều Tiên.

Do lệnh trừng phạt của Liên Hiệp quốc, những người làm công ăn lươngthành phố gặp phải nhiều khó khăn. Trong những năm 2006, lương tháng trung bình của những người này là vào khoảng 33 USD theo tỷ giá hối đoái chính thức, nhưng trên chợ đen thì số tiền này chỉ mua được lượng hàng có giá trị 5 USD. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng của CHDCND Triều Tiên cũng rất lớn và hệ thống vệ sinh công cộng tại nước này đang bị xuống cấp.[10][82][202][203][204]

Một khu nhà ở của nông dân

Hệ thống y tế của CHDCND Triều Tiên đã bị giảm mạnh kể từ những năm 1990 do thiên tai, các vấn đề kinh tế, tình trạng thiếu lương thực và năng lượng. Nhiều bệnh viện và phòng khám ở CHDCND Triều Tiên hiện nay không có thuốc thiết yếu và thiết bị chữa bệnh đã trở nên cũ kỹ.[205] Tổ chức Ân xá Quốc tế lại cáo buộc CHDCND Triều Tiên hiện nay đã thất bại trong việc đem đến cho người dân những nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản nhất, theo đó mỗi người dân CHDCND Triều Tiên chỉ được chi dưới 1 USD mỗi năm cho việc chăm sóc sức khỏe.[206] Tuy nhiêm theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, hầu như 100% dân số đã tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường. Các bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, sốt rétviêm gan B được coi là bệnh đặc hữu[207]. Tuổi thọ trung bình của người dân là 69,2 tuổi đứng hạng 151/221 trên thế giới năm 2009[208]. Tổ chức Y tế Thế giới mô tả hệ thống y tế CHDCND Triều Tiên có những thành công "đáng ghen tị đối với các nước đang phát triển", dù vẫn còn những thách thức bao gồm cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, thiếu trang thiết bị và thiếu thuốc men.[209]

Tại Bình Nhưỡng

Cuộc sống tại Bình Nhưỡng

Tuy vậy vẫn có sự tương phản trong cuộc sống ở CHDCND Triều Tiên, Những người giàu có ở quốc gia này, đặc biệt là tại thủ đô Bình Nhưỡng có một đời sống khá sung túc, những người nhiều tiền ở CHDCND Triều Tiên sống tương đối tiện nghi, chất lượng sống của người dân Bình Nhưỡng tương đối khác biệt so với các tỉnh trong cả nước. Ngày nay, người dân ở Bình Nhưỡng được coi là quý tộc, trong khi chế độ ăn của đa số người Triều Tiên chỉ có ngũ cốc và gạo, còn thịt và cá kha hiếm thì ở Bình Nhưỡng, nhiều người có tiền thường đến nhà hàng để thưởng thức Tầng lớp người giàu mới nổi ở Bình Nhưỡng (rất nhiều trong số đó là nhà buôn, doanh nhân) hưởng thụ cuộc sống xa hoa với hàng xa xỉ và các ôtô hạng sang, họ vẫn đi Lexus, uống rượu xịn và xem TV màn hình phẳng. Ôtô có mặt ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô, dù đa phần người dân nước này vẫn dùng xe cũ và số lượng xe mới của các hãng Mercedes, BMW, Lexus, ToyotaLand Rover tăng lên nhanh chóng.[82] Nếu trước đây, các quan chức có thể được ăn thịt lợn và xem Tivi màu trong căn hộ rộng rãi thì ngày nay, tầng lớp giàu có mới nổi nước này đã biết sắm xe riêng, đi ăn nhà hàng.[192]

Mức sống ở Bình Nhưỡng khác xa các khu vực khác trên đất nước này và cao hơn nhiều so với những khu vực còn lại của đất nước. Bình Nhưỡng là thành phố của dân thượng lưu, các nhà hàng thì đầy người Hàn Quốc và quan chức CHDCND Triều Tiên[166][210] Ngày nay, Bình Nhưỡng là thành phố có rất ít tội phạm và có nhiều cửa hiệu cà phê, quán bia, trung tâm thể thao và cả rạp chiếu phimBia Taedonggang[131] Nhiều cửa hàngquần áo, đồ điện tử, đồ nội thất, nước hoa, đồng hồ, trang sức cao cấp, rượu, New Zealand, pho mát châu Âu, thịt bò Úc, đồ ăn Nhật, nước giải khát ngoại nhập... và chấp nhận thanh toán bằng ngoại tệ. Khách hàng quen thuộc là các chính trị gia và những triệu phú mới nổi[211][212]

Người giàu CHDCND Triều Tiên thích thể hiện sự giàu có. Tủ lạnh, máy giặt, điều hòa là mặt hàng đẳng cấp thượng lưu. Người giàu và nổi tiếng nước này đôi khi bỏ tiền ra mua những sản phẩm như vậy không phải để sử dụng (vì tình trạng mất điện thường xuyên) mà là để khoe mẽ. Ở CHDCND Triều Tiên, việc sở hữu các thiết bị điện dân dụng như Tivi LCD, nồi cơm điện, nội thất Tàu hay máy tính cho trẻ con là biểu hiện của một gia đình giàu có, những gia đình tương đối giàu có cũng chỉ sở hữu một chiếc xe đạp hoặc xe máy. Đi du lịch vẫn là một hoạt động xa xỉ ở CHDCND Triều Tiên. Hầu hết những người giàu nước này chỉ rời thành phố của họ khi cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Chỉ một bộ phận rất nhỏ người giàu Triều Tiên mới đủ khả năng đi du lịch nước ngoài.[192]

Những ghi nhận những năm gần đây cho thấy, tầng lớp thượng lưu ở Bình Nhưỡng vẫn hưởng thụ cuộc sống xa hoa, họ vẫn đi xe Lexus, uống rượu đắt tiền và xem TV màn hình phẳng, ô tô có mặt ngày càng nhiều trên đường phố thủ đô, số lượng xe mới mang các nhãn hiệu Mercedes, BMW, Lexus, Toyota và Land Rover tăng lên nhanh chóng.[82] Thậm chí dù bị cấm vận nghiêm khắc các mặt hàng xa xỉ, giới thượng lưu ở Bình Nhưỡng vẫn đi Lexus, uống rượu xịn và xem TV màn hình phẳng, số ôtô đi lại trên đường còn đông đúc và náo nhiệt hơn trước nhưng những chiếc Mercedes, BMW, Lexus, Toyota và Land Rover mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều[132][213] Người giàu CHDCND Triều Tiên đang học cách tiêu tiền và nhiều người Triều Tiên đang dần quen với việc chơi golf, đi ăn trên du thuyền hay sử dụng mỹ phẩm hàng hiệu, trong khi các loại hình giải trí như chơi bi-a hay hát karaoke đã không còn xa lạ.[214] Khi một quan chức chính phủ lấy một nữ doanh nhân, họ được gọi là cặp đôi vàng của CHDCND Triều Tiên và để phục vụ cho những đối tượng thượng lưu này, hai nhà hàng Ý do người nước ngoài làm chủ vừa được mở ra tại Bình Nhưỡng, họ bán pizza, mỳ Ý, rượu và cả Coca Cola nhập từ Italy.[213]

Một khu sang trọng của người có tiền

Tại Bình Nhưỡng có Pothongang Ryugyong là trung tâm thương mại cao cấp đầu tiên tại CHDCND Triều Tiên và mới được mở cuối năm 2011, tại đây, các mặt hàng nhập khẩu từ thức ăn, quần áo đến đồ điện tử và nội thất đều được bày chật kín. Khách hàng đến đây cũng có thể thanh toán bằng ngoại tệ.[213] Một chai champagne ở Pothongang được bán với giá 93 USD, gấp đôi so với sản phẩm tương tự ở Pháp, các loại rượu nổi tiếng cũng đều có mặt đầy đủ, quầy thực phẩm nơi này thì chất đầy bơ Đan Mạch, bơ New Zealand, pho mát Pháp và các loại nước ngọt nổi tiếng thế giới, trừ Coca Cola.[213] Các mặt hàng xa xỉ khác được bày bán là đồng hồ cao cấp, trang sức, nước hoa ngoại, TV màn hình phẳng và loa. Thậm chí người ta còn có thể tìm được tại Pothongang các loại thực phẩm và bát đĩa cao cấp của Nhật Bản, khách hàng thường xuyên của trung tâm thương mại này là tầng lớp thượng lưu và một số ít là doanh nhân.[213] Bình Nhưỡng cũng có nhiều quán Cà phê, burger và pizza ví dụ như Quán cà phê Viennese cạnh Quảng trường Kim Nhật Thành có phục vụ Wiener Melange loại đồ uống đặc trưng của Áo tương tự cappuccino. Khách tới đây có thể tới phố Sungri (Chiến thắng), nơi có nhiều quán cà phê mới. Năm 2010, CHDCND Triều Tiên có cửa hiệu burger đầu tiên, người dân địa phương đặt tên lại cho loại đồ ăn ngoại đó là bánh mì thịt xay, còn cola được gọi là nước đường carbonate.[131][132]

Một địa điểm ưa thích khác của giới săn hàng hiệu là khu chợ Tongil nằm ở phía nam Bình Nhưỡng. Trung tâm mua sắm đầu tiên mang tên Chợ Tongil mở cửa năm 2003 trên một khu đất rộng tới 7.000 m2, ở đây có bán hoa quả và bia của Singapore, mỹ phẩm và rượu của phương Tây, Đồ điện tử của Hàn Quốc và Nhật Bản. Các cửa hàng và chợ ở đây đều lấy mối từ Trung Quốc[213] ngoài ra còn bán các sản phẩm nông nghiệp, quần áo và các hàng hóa điện tử đơn giản. Đồng thời có các chợ có mái xanh mở rộng tới nhiều địa điểm khác nhau ở Bình Nhưỡng và vượt cả ra ngoài thành phố này. Các chợ này không cho người nước ngoài vào và chỉ thanh toán bằng tiền Triều Tiên. Ở Bình Nhưỡng có khoảng 10 cửa hiệu dành cho người giàu chấp nhận thanh toán bằng đồng USD, Euro hoặc Nhân dân tệ. Hàng hóa ở đó thường là đồ nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc. Năm 2012, Liên hoan Phim quốc tế Bình Nhưỡng đã chiếu một sản phẩm chung hiếm hoi của các nhà làm phim CHDCND Triều Tiên và châu Âu. Sự kiện này diễn ra 2 năm một lần. Khán giả có thể xem tất cả các loại phim phi tuyên truyền của châu Á và châu Âu, du khách Mỹ cũng được chào đón, nếu họ có visa du lịch[131]

Bài chi tiết: Kippumjo

Một số tờ báo Hàn Quốc loan tin CHDCND Triều Tiên có thể có nhiều hơn 5 tỷ USD cất giấu tại nhiều tài khoản khác nhau ở nước ngoài, số tiền này được cho là để dùng mua các xa xỉ phẩm cho chính ông Kim hoặc những người có chức quyền tại Bình Nhưỡng[215] Ông còn được cho là sở hữu du thuyền siêu sang 7 triệu USD được phát hiện trong một chuyến thăm một trạm đánh cá hồi khi ông thực hiện chuyến thị sát kéo dài 10 ngày tại vùng duyên hải phía đông Triều Tiên. Chiếc du thuyền mẫu Princess 95MY, Phiên bản cải tiến của chiếc siêu du thuyền này là chiếc Princess 98MY hiện có giá hơn 8,75 triệu USD.[216]

Có nguồn tin phương Tây cho rằng chính phủ CHDCND Triều Tiên hiện cất giấu từ 4-5 tỷ USD trong các tài khoản mang tên người khác ở rất nhiều nước khác nhau trong đó có Trung Quốc và Thụy Sĩ, cất giữ hàng tỷ USD trong các tài khoản tại các ngân hàng ở Áo, Trung Quốc, Lichtenstein, Luxembourg, Nga, SingaporeThụy Sĩ. Năm 2008, Hàn Quốc và Mỹ đã truy tìm khoảng hơn 200 tài khoản của CHDCND Triều Tiên có liên quan tới các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt, xuất khẩu ma túy, tiền giả và thuốc lá.[156] Tờ Chosun Ilboư của Hàn Quốc cáo buộc ông Kim và gia đình có 1 tỷ USD trong các quỹ bí mật ở Thụy Sĩ, Áo và Luxembourg, Nga, Singapore và Thụy Sĩ, đã có hàng chục tài khoản được cho là thuộc về nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-Un tại nhiều ngân hàng nằm ở Thượng Hải cũng như những khu vực khác của Trung Quốc, các tài khoản này có số dư lên tới tới hàng trăm triệu USD[217]